Công thức cách tính diện tích hình bình hành lớp 4
Hình bình hành là gì, công thức tính toán diện tích hình bình hành cho Toán lớp 4 như thế nào. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, thì đừng bỏ qua bài chia sẻ công thức cách tính diện tích hình bình hành lớp 4 cực kỳ hữu ích sau đây.

Khái niệm hình bình hành là gì?
Trong toán học, có rất nhiều loại hình học, mỗi loại hình sẽ có đặc điểm nhận dạng cũng như các công thức tính toán chu vi hay diện tích khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến hình bình hành, vậy bạn đã biết khái niệm hình bình hành là gì hay hiểu đúng về loại hình học này chưa. Vậy sau đây chúng tôi sẽ định nghĩa loại hình học này để bạn đọc nắm được khái niệm hình bình hành là gì.
- Hình bình hành là tứ giác mà có 2 cặp cạnh đối song song với nhau hoặc 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
- Trong hình bình hành có 2 góc đối bằng nhau, 2 đường chéo sẽ cắt nhau tại trung điểm của hình.
Các bạn có thể hiểu đơn giản và dễ nhớ: Hình bình hành là 1 trường hợp đặc biệt của hình thang.
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành cực đơn giản
Sau đây là 7 dấu hiệu nhận biết hình bình hành lớp 4, cho các bạn học sinh tham khảo:
- Tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có 2 cạnh đối vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
- Hình thang có 2 cạnh bên song song là hình bình hành.
- Hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
Cách tính diện tích hình bình hành như thế nào?
Không để các bạn chờ lâu hơn nữa, tiếp đến chúng tôi sẽ giải đáp cách tính cho các bạn về công thức tính diện tích hình bình hành, mà nhiều bạn học sinh, nhất là lớp 4 đang cần.
Vậy diện tích hình bình hành được tính như thế nào? Diện tích hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao. Công thức tính diện tích hình bình hành như sau, các bạn xem hình bên dưới:

Công thức diện tích hình bình hành: S = a x h
Trong đó:
- a: là cạnh đáy của hình bình hành.
- h: là chiều cao của hình bình hành. Chiều cao được nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành.
Ví dụ về tính diện tích hình bình hành
Để cho các bạn học sinh lớp 4 hình dung và dễ dàng hiểu được công thức Toán tính hình bình hành trên, chúng tôi sẽ dẫn chứng một ví dụ đơn giản, cực kỳ dễ hiểu. Như sau:
Có một hình bình hành ABCD, với chiều dài cạnh đáy CD = 8cm và chiều cao nối từ đỉnh A xuống cạnh CD dài 4cm. Hỏi diện tích hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?
Theo công thức tính diện tích hình bình hành mà Bloggiaidap247 chia sẻ trên, các bạn học sinh áp dụng vào để tính diện tích hình bình hành ABCD trên như sau:
S (ABCD) = a x h = 8 x 4 = 32 cm2
Giải thích: Với cạnh đáy CD (a) có chiều dài bằng 8cm và chiều cao nối từ đỉnh xuống cạnh đáy bằng 4cm. Ta có kết quả tính diện tích hình bình hành ABCD như trên.
Trên đây là bài toán mang tính chất cơ bản nhất và rất dễ áp dụng, đối với các bài toán phức tạp hơn, các bạn học sinh cần vận dụng thêm mối tương quan giữa các thành phần trong một công thức cũng như các công thức khác để tìm giải đáp cho bài toán.
Hy vọng với những chia sẻ thiết thực qua bài viết trên, bạn đọc đã biết được công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4 như thế nào cũng như có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích hoặc chỉ ôn lại “một chút” định nghĩa về hình bình hành là gì, để có thể áp dụng chính xác vào việc giải bài tập Toán hoặc có thể hữu hiệu hơn nữa trong việc tính toán trong đời sống hàng ngày của chúng ta.