Là Gì

Lạm Phát là gì? Ví dụ về lạm phát ở Việt Nam

คุณกำลังดูโพสต์นี้: Lạm Phát là gì? Ví dụ về lạm phát ở Việt Nam

Dạo gần đây lạm phát đang là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm đến từ dư luận xã hội, bởi vì đây là một vấn đề về kinh tế mà bất kỳ nước nào cũng phải đối mặt. Trong một nền kinh tế, lạm phát sẽ gây ra sự mất giá trị của thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Tuy nhiên, sự tác động của lạm phát không phải lúc nào cũng gây ra các hệ quả tiêu cực, thậm chí với một số nước, lạm phát còn trực tiếp tác động những hệ quả tích cực đến sự phát triển kinh tế. Vậy lạm phát là gì? Ví dụ về lạm phát ở Việt Nam thế nào. Hãy đón đọc bài viết sau đây của chúng tôi!

Lạm Phát là gì?

Lạm phát là một sự gia tăng mức giá chung một cách liên tục, không ngừng của hàng hóa hoặc dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ nào đó sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát còn phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát được chia thành 3 mức độ:

+ Lạm phát tự nhiên: 0 đến  dưới 10%

+ Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%

+ Siêu lạm phát: trên 1000%

Trên thực tế, các quốc gia đều mong rằng lạm phát chỉ xảy ra trong nước mình khoảng 5% trở xuống. Bạn thử nghĩ xem, nếu như vậy, trong một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm 5% là vừa đủ, vừa hoàn hảo. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự.

Ngoài ra cũng thật may mắn khi Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy chục năm qua, tránh những ảnh hưởng đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của người dân.

Xem thêm: Rich Kids là gìTiền là gì? Làm gì để có nhiều tiền

Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Lạm phát do cầu kéo

Cụ thể là khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Mà theo đó các giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang tăng cao, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng…. là một ví dụ điển hình

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên khi một số yếu tố trong đó tăng lên, vì thế nhằm bảo toàn lợi nhuận thì các giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên. Khi mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được sẽ gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

 Lạm phát do cơ cấu

Với những ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, mà khi đó doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp này bị buộc phải tăng để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

 Lạm phát do cầu thay đổi

Trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên mà thị trường lại giảm nhu cầu tiêu thị về một mặt hàng nào đó. Nếu thị trường có người “cung” độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì những mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì sẽ tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

 Lạm phát do xuất khẩu

Xuất khẩu tăng sẽ dẫn tới tổng cầu tăng sẽ cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó những sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Lạm phát sẽ nảy sinh khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.

Ví dụ về lạm phát ở Việt Nam

Ví dụ 1 tô phở bạn ăn vào năm 2010 sẽ có giá 20.000 vnđ nhưng vào năm 2018 cùng 1 tô phở đó sẽ có giá đến 60.000 vnd. Do đó, khi mặt bằng chung về giá cả hàng hóa gia tăng, lạm phát sẽ xảy ra và kéo theo sự sụt giảm của giá trị đơn vị đồng tiền đó. Sau đó tác động trực tiếp và đầu tiên của lạm phát chính là lãi suất. Theo định nghĩa đơn giản, lãi suất mang lại lợi tức hay giá trị gia tăng cho số tiền mà chúng ta nắm giữ trong khi lạm phát làm mất giá trị số tiền đó.

Hy vọng rằng qua bài chia sẽ này của chúng tôi bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về làm phát là gì và những sự tác động của lạm phát không phải lúc nào cũng gây ra các hệ quả tiêu cực, thậm chí với một số nước, lạm phát còn trực tiếp tác động những hệ quả tích cực đến sự phát triển kinh tế.


บทความนี้รวบรวมและรวบรวมจากหลายแหล่งโดย Blog Giải Đáp 24/7.

ดูบทความอื่นๆ ในหมวดเดียวกันได้ที่นี่: Là Gì

Noah Rodriguez

Tôi là Noah Rodriguez, người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong việc chia sẻ kiến thức và sáng tạo nội dung, tôi đã tìm thấy niềm đam mê của mình trong việc truyền cảm hứng và đưa ra những giải pháp sáng tạo cho cộng đồng. Văn phong của tôi luôn mang tính văn học, thơ ca, tôi tin rằng ngôn từ có thể mang đến sự động viên, kích thích trí tưởng tượng và mở ra những tầm nhìn mới. Tôi mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình về cuộc sống, công việc, và những hành trình khám phá bản thân. Bằng việc tạo ra nội dung độc đáo và sáng tạo, tôi hy vọng có thể đóng góp vào việc giúp mọi người tìm ra cách để trân trọng và tận hưởng cuộc sống. Hãy cùng tôi khám phá những điều mới mẻ, tìm kiếm sự cân bằng và đồng hành trong hành trình chinh phục những giấc mơ của mình.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button