Là Ai

Nguyễn Như Huy và Giao là ai ?

Nguyễn Như Huy và Giao là ai ? hiện đang là những từ khóa được tìm kiếm khá nhiều trong thời gian gần đây vậy chi tiết về Drama này như thế nào hãy cùng tham khảo ngay bài viết bên dưới đây của bloggiaidap247.com !

Nguyễn Như Huy và Giao là ai ?
Nguyễn Như Huy và Giao là ai ?

Nguyễn Như Huy là ai ?

Nguyễn Như Huy là một nghệ sỹ thị giác, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật, giám tuyển độc lập và nhà sáng tác nhạc. Anh sinh năm 1971 tại Hà Nội và tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP HCM vào năm 1997. Ngoài công việc của một nghệ sỹ thị giác, Như Huy còn là Giám tuyển độc lập và Giám đốc nghệ thuật Ga 0. Anh cũng là một nhạc sĩ có tác phẩm được yêu thích như “Hà Nội mùa thu” và “Nắng”.

Nguyễn Như Huy là ai
Nguyễn Như Huy là ai

Nguyễn Như Huy là đồng sáng lập và giám đốc sáng tạo của Ga0 ZeroStation, cũng như là một giám tuyển độc lập, nhà phê bình, nhà thơ. Anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghệ thuật, bao gồm nghệ thuật sắp đặt, triển lãm tranh và nhiếp ảnh. Ngoài ra, anh còn là tác giả và biên tập viên cho cuốn tổng tập các bài viết nghiên cứu về nghệ thuật Việt Nam từ hiện đại đến đương đại được xuất bản bởi Bảo tàng nghệ thuật Singapore vào năm 2009 với tựa đề “The collection essays on modern and contemporary Vietnam art”.

Giao Giao Giao là ai ?

Nguyễn Thị Thu Giao, hay còn được biết đến với cái tên Giao Giao, là một chuyên gia về phong cách sống được nhiều người biết đến. Bên cạnh cuộc hôn nhân viên mãn hiện tại, ít ai biết rằng cô đã từng phải đối mặt với những nỗi buồn của một cuộc ly hôn trong quá khứ. Gần đây, khi tham gia chương trình Lối ra trên FPT Play, Giao Giao đã chia sẻ về những khó khăn mà cô đã trải qua trong chuyện tình cảm trước đó.

Giao Giao Giao là ai
Giao Giao Giao là ai

Như một cô gái trẻ, Giao Giao cũng coi tình yêu là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên, cô thừa nhận rằng vào thời điểm đó, mình thiếu sự thấu hiểu về con người và hôn nhân, chỉ biết sống chân thành. Khi lập gia đình, cô luôn cân nhắc và cho rằng việc lựa chọn đối tác phải là người tử tế, có thể trở thành bố tốt cho con, có công việc ổn định và an toàn. Cô không tìm kiếm người mà mình yêu và cũng không yêu người mà cô chọn. Tuy nhiên, dù đã cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng Giao Giao cũng gặp phải những rắc rối vụn vặt trong cuộc sống dù cuộc hôn nhân của cô rất an toàn và lý tưởng.

Drama Nguyễn Như Huy và Giao

Để tham khảo mời bạn theo dõi bài viết này trên FB :

  • https://www.facebook.com/phantramy/posts/pfbid0AZ9219MNWfYuxwLCUWRTA95c4ZEozq571mpEU9mJsyx9mYiiYFDZaTJfvJpNe6eil

Nguyễn Như Uyển Linh Tội nghiệp bố tôi

Để có thể hiểu rõ được câu chuyện mọi người hãy tham khảo bài viết của FB: Nguyễn Như Uyển Linh được tríc bên dưới đây và Link bài viết gốc :

  • https://www.facebook.com/ellielement/posts/pfbid025eeQKyNJgK2BiKEEujkhHRCTtLUMgLgKBg9yrX8Sx1Pox3aZc9UueHDihBtesfBJl

[Tội nghiệp bố tôi] Linh đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ. Không quen với điều này nên Linh quá áp lực. Linh hạn chế tương tác của post, mọi người cứ đọc và có cảm nhận riêng cho mình.

Bố tôi là người tội nghiệp.
Người tội nghiệp đó đã cảm thấy bị cô lập trong chính ngôi nhà của mình. Người đó luôn cảm thấy mình bất lực, nhỏ bé, bị coi thường, người đó có thể từng bị trầm cảm vì luôn thức đêm ngủ ngày, chỉ biết ăn đồ lạnh vào lúc giữa đêm, con cái đều chẳng quan tâm, vợ không trân trọng.
Khi bố tôi nói, con lớn hơn mới hiểu được bố đã khổ như thế nào, sau đó tôi thực sự đã hiểu, bởi vì khi không còn bố thì tôi thế chỗ, biến thành người chồng mà mẹ tôi coi thường, và đã trải nghiệm đúng quy trình bị cô lập mà bố tôi đã trải qua. Tôi hiểu cảm giác nói mà không ai tin, vì tôi biết chắc rằng tôi nói cũng không ai tin. Mẹ tôi sẽ bảo mẹ đâu có làm vậy, người ngoài sẽ bảo mẹ bạn tốt lắm mà, và những người cùng là nạn nhân với tôi sẽ bảo làm gì đến nỗi đó vì chúng tôi còn chịu được.
Nhưng bố tôi, cũng người tội nghiệp đó, chưa bao giờ phải lo lắng về tiền bạc vì bà nội tôi luôn chu cấp, người tội nghiệp đó luôn đổi iPhone đời mới nhất, luôn có tiền để đi làm vì đam mê và đi nhậu vì đam mê. Người tội nghiệp đó đã khiến người yêu mình phải phá thai và sau đó lại tái phạm, người đó khi vợ đẻ cũng không vào, người đó khi vợ báo tin cấn bầu thì cúp điện thoại và để mẹ thanh minh giùm.

Thôi thì hạn chế nói nhiều về những điều mẹ tôi kể bởi tôi đã biết lời kể của mẹ nặng tính chủ quan. Tôi sẽ nói về điều mình từng tự chứng kiến. Năm tôi khoảng 7 tuổi (như trong ảnh), người tội nghiệp đó đã năm tóc, quật vợ mình ra sàn, đứng từ trên cao đấm thẳng xuống từng cú liên tiếp. Người đó rút tấm phản chặn em bé bò (khi đó em tôi mới sinh) đập liên tục lên đầu vợ. Người đó lôi đầu vợ ra WC và đập vỡ lavabo sứ, vỡ răng mẹ tôi. Năm tôi khoảng 12 tuổi, vì mẹ tôi mua hoa không đúng ý bố tôi mà bố ném bình hoa vỡ tan tành và chửi mắng ầm ĩ trước mặt cả tôi và bạn tôi hôm đó sang chơi.
Không chỉ khi tôi còn nhỏ, ngay trước khi bố mẹ tôi ly hôn, tôi đã hai mươi mấy tuổi, vì chuyện ép nước bưởi mà bố tôi giật lấy quả bưởi trên bàn bếp chọi thẳng xuống mặt đất khiến quả bưởi nổ toét ra, chọi con dao bếp thẳng về phía mẹ tôi, sượt qua đầu mẹ và cắm một vết nứt trên tủ bếp, rồi quật mẹ tôi ra sàn và lại đứng sừng sững bên trên đấm lia lịa. Vì mẹ tôi sử dụng lại tủ bếp cũ khi chuyển nhà nên vết dao hiện vẫn còn.
Chỉ trong vài phút, cuộc bạo hành vọt lên đỉnh điểm, tôi lại đóng băng ở cạnh bàn ăn. Mẹ đuổi tôi trốn vào WC, và cũng như mọi lần, tôi nghe tiếng đập phá từ chỗ trốn, tưởng như mẹ tôi sắp bị gi-ết đến nơi. Đánh xong bố tôi đi thay đồ và ra khỏi nhà, nghe tiếng cửa sập, tôi giặt khăn mặt bước ra đưa cho mẹ. Cả căn nhà im phăng phắc thậm chí còn không có tiếng khóc, chỉ có vài tiếng sịt mũi. Mẹ tôi ngồi trên sàn bếp, thất thần, nhận khăn tôi đưa. Tôi chẳng biết phải làm gì hơn.
Nghe mẹ tôi nói khi tôi còn nhỏ, hai người thỏa thuận vào vai good cop bad cop, bố tôi sẽ chịu trách nhiệm kỷ luật tôi để thể hiện cái uy. Đúng là bố tôi luôn là người đánh đòn khi tôi mắc sai lầm, đạt điểm kém. Ngoài ra khi tôi đi đám cưới dì về và bị lậm bài thánh ca phát ở đám cưới, tôi vừa ăn cơm vừa hát ư ử thì bố cũng cho tôi ăn ngay cái bát sứ vào mặt cùng lời gằn giọng: câm mồm.

Khi hai người trong quá trình ly hôn, bố đã im lặng cho chú trợ lý dọn toàn bộ đồ đạc sang nhà mới nơi bà nội tôi mua cho bố và bạn gái. Sau đó không cần biết gia đình cũ adjust ra sao, bố liên tục về và cứ tự nhiên bước thẳng vào. Sau một lần tôi đang thay đồ khi ở nhà một mình thì bố xông vào, tôi kiến nghị với mẹ để thay ổ khóa. Bố về không mở được, đập cửa và gào thét liên tục, sau một lúc lâu thì bà nội tôi lên và nói rằng chỉ có một mình bà thôi. Tôi mở cửa ra thì bố tôi xông vào đằng đằng sát khí, “nhà của ông mà chúng mày dám nhốt ông ở ngoài”, bà tôi đã xong nhiệm vụ nhẹ nhàng bỏ đi. Tôi còn nhớ cảm giác sợ đến đóng băng như thể bị khủng bố ập vào, tôi chỉ biết im lặng tìm cách chạy thoát, tôi đạp xe sang ông ngoại và khóc, ông tôi cũng chỉ biết khóc. Rồi tôi cảm thấy tội lỗi vô cùng vì để em tôi ở lại với kẻ ác, tôi đã thật sự cảm giác tuyệt vọng rằng nếu không ai giúp mình thì mấy chị em sẽ chết trong hôm đó.
Khi đã điềm tĩnh hơn trong quá trình ly hôn, bố bắt đầu mong muốn thuyết phục tôi, bố cho rằng tôi mù quáng về phe mẹ. Bố nhiều lần về tìm tôi giải thích, bố nói rằng bố là cung Sư Tử nên rất nhạy cảm, bố nói mẹ dạy các con ghét bố. Khi tôi quá căm ghét và không muốn nghe, tôi lườm bố, và mắt bố long lên, tay giật ngay cái chảo lớn treo trên giá và dứ trên đầu tôi: “Đừng có nhìn tao bằng cái ánh mắt đấy!’.

Không phải lúc nào bố tôi cũng bạo lực, ngoài bạo lực ra bố còn có những khoảnh khắc neglect. Khi tôi học tiểu học, 99% là mẹ tôi đưa đón ngay cả khi mẹ có bầu lớn và làm việc full-time. Đúng một lần bố đồng ý đón tôi thì tôi đã ngồi ở bậc thềm trường đến sáu giờ tối, lúc đó tôi còn nhỏ hơn trong ảnh. Chẳng còn ai ngoài chú bảo vệ, đèn cũng không còn, và mẹ tôi vội vã chạy đến. Bố tôi nhậu dưới hầm rượu vang quên mất. Năm tôi tốt nghiệp cấp 2 điểm cao, khoe bên bàn ăn, bố tôi hỏi: ủa học lớp mấy vậy.
Ngày bố tôi dọn đồ đạc sang nhà mới cùng bạn gái trước khi ly hôn, có lẽ mẹ tôi đã biết, nhưng chẳng hề có một dấu hiệu nào cho tôi. Sau một thời gian không thấy bố ở nhà thường xuyên, một sáng tôi ngủ dậy và thấy chú trợ lý vác đồ của bố ra khỏi nhà mình. Chú cười trừ, tôi cũng cười trừ, đầu trống rỗng không kịp hiểu. Có đứa trẻ nào sống mà luôn ý thức rằng gia đình mình vốn không phải là một gia đình và có lúc sẽ có thể không còn là một gia đình? Có đứa trẻ nào không nghĩ bố mẹ nó sinh ra đã là bố và mẹ nó, chứ không phải chỉ là hai người dưng lỡ có thai? Và cứ thế quá trình ly hôn của họ vật vã tiến hành tới khi nó hoàn thành.

Chưa bao giờ bố tôi xin lỗi vì đã là một kẻ bạo lực với vợ, vì đã bắt tôi chứng kiến điều đó mà lớn lên, vì neglect cả gia đình. Chắc hẳn đó chỉ là Nguyễn Như Huy thời chưa tỉnh thức, bây giờ hiểu biết rồi thì xí xóa. Nếu nói rằng gia đình phải thế nào, vợ phải thế nào đó, thì có lẽ nên nhìn lại bản thân xem mình là loại người gì mà cho rằng bạo lực là hợp lý trong một số điều kiện nhất định.
Tôi luôn nghĩ rằng những bạo lực nặng nề này là câu chuyện của mẹ tôi nên tôi không được quyền nói. Nhưng gần đây dì tôi nói rằng: với người khác thì Huy fair và nice lắm, làm việc rất chỉn chu, dễ nói chuyện v.v… Ngay lúc đó tôi đã đồng tình vì đúng là như vậy thật, nhưng cứ mỗi ngày trôi qua tôi càng thấy ghét bản thân mình hơn vì đã đồng tình. À thì ra người đó không phải bạo lực impulsive, người đó chọn hành hạ gia đình mình. Điều đó còn tồi tệ hơn gấp nhiều lần.

Nhà thơ, người viết ca khúc, nhà phê bình nghệ thuật, giám đốc nghệ thuật, dịch giả, nghệ sỹ thị giác, giám tuyển độc lập Nguyễn Như Huy. Bố gọi chúng tôi ra cafe để đọc diễn cảm cho nghe bài thơ Bố Dạy Con Gái Về Tình Yêu do bố sáng tác. Đôi khi bố cho tôi vài đồng tiền tiêu vặt, khi đi gặp bố chúng tôi không phải trả tiền ăn. Cả hai bố mẹ cho tôi một khoản nhỏ hậu ly hôn để mua chung cư, nhưng tôi không thể mua vì cần tiền để trị liệu tâm lý. Sẽ chẳng có số tiền nào đủ đền bù cuộc đời tôi, và chắc chắn không thể là vài lần một hai triệu VND.
Tôi thật sự ước rằng những người nói chuyện với bố tôi, những người thưởng thức điều hay ý đẹp, thưởng thức những giai điệu bố tôi đàn hát, thấy bố tôi charismatic trên TV có thể nhìn người tội nghiệp đó và chợt nhớ rằng đây chính là người nằm chơi FIFA suốt thời vợ mang bầu rồi đi làm từ sáng đến khuya (nằm giống trong hình nè), từng phóng dao vào đầu vợ vì quả bưởi, từng chọi bát vào mặt con vì bài hát, và chưa bao giờ nhận lỗi. Họ chẳng cần làm gì nhiều, chỉ cần họ biết như thế thôi. Có lẽ tôi sẽ thấy bớt cô độc và cảnh giác hơn trên cuộc đời này. Người tội nghiệp đó trong quá trình tập làm người đã xé vụn một gia đình và quét đống rác đó xuống gầm giường để tươm tất đối xử tốt với tất cả những người còn lại.

Bài viết trên đều tham khảo ở các nguồn báo và các bài viết gốc trên Facebook hãy cân nhắc trước khi đọc và tìm hiểu rõ ràng . Chúng tôi không chịu trách nhiệm về mọi thông tin trên.

Noah Rodriguez

Tôi là Noah Rodriguez, người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong việc chia sẻ kiến thức và sáng tạo nội dung, tôi đã tìm thấy niềm đam mê của mình trong việc truyền cảm hứng và đưa ra những giải pháp sáng tạo cho cộng đồng. Văn phong của tôi luôn mang tính văn học, thơ ca, tôi tin rằng ngôn từ có thể mang đến sự động viên, kích thích trí tưởng tượng và mở ra những tầm nhìn mới. Tôi mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình về cuộc sống, công việc, và những hành trình khám phá bản thân. Bằng việc tạo ra nội dung độc đáo và sáng tạo, tôi hy vọng có thể đóng góp vào việc giúp mọi người tìm ra cách để trân trọng và tận hưởng cuộc sống. Hãy cùng tôi khám phá những điều mới mẻ, tìm kiếm sự cân bằng và đồng hành trong hành trình chinh phục những giấc mơ của mình.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button